Trạm BTS giả phát tán tin nhắn rác: Cẩn trọng, tránh sập bẫy lừa đảo

Trạm BTS giả phát tán tin nhắn rác: Cẩn trọng, tránh sập bẫy lừa đảo

Trạm BTS giả phát tán tin nhắn rác: Cẩn trọng, tránh sập bẫy lừa đảo

Trạm BTS giả phát tán tin nhắn rác: Cẩn trọng, tránh sập bẫy lừa đảo

converter Giganet

phụ kiện quang
dây néo adss

DANH MỤC SẢN PHẨM

  • CÁP QUANG
  • DỤNG CỤ THI CÔNG - ĐO KIỂM
  • MĂNG XÔNG QUANG
  • HỘP ODF - OTB
  • PHỤ KIỆN QUANG
  • DÂY NỐI QUANG - DÂY NHẢY QUANG
  • VẬT TƯ CƠ KHÍ
  • TỦ RACK - TỦ ĐIỆN
  • CONVERTER QUANG - SWITCH QUANG
  • CÁP ĐỒNG TRỤC
  • SWITCH PoE - MODULE SFP
  • CÁP ĐIỆN THOẠI - CÁP MẠNG
  • TỦ IDF - MDF
  • PHỤ KIỆN MẠNG
  • ROUTER WIFI
  • ỐNG NHỰA HDPE
  • BỘ LƯU ĐIỆN UPS
  • CÁP QUANG
  • DỤNG CỤ THI CÔNG - ĐO KIỂM
  • MĂNG XÔNG QUANG
  • HỘP ODF - OTB
  • PHỤ KIỆN QUANG
  • DÂY NỐI QUANG - DÂY NHẢY QUANG
  • VẬT TƯ CƠ KHÍ
  • TỦ RACK - TỦ ĐIỆN
  • CONVERTER QUANG - SWITCH QUANG
  • CÁP ĐỒNG TRỤC
  • SWITCH PoE - MODULE SFP
  • CÁP ĐIỆN THOẠI - CÁP MẠNG
  • TỦ IDF - MDF
  • PHỤ KIỆN MẠNG
  • ROUTER WIFI
  • ỐNG NHỰA HDPE
  • BỘ LƯU ĐIỆN UPS

Trạm BTS giả phát tán tin nhắn rác: Cẩn trọng, tránh sập bẫy lừa đảo

Tin nhắn giả mạo nhằm chiếm đoạt tài sản

Thời gian vừa qua, nhiều người phản ánh việc liên tục nhận được tin nhắn điện thoại mang nội dung gạ gẫm tình ái và đính kèm đường link mời gọi người nhận truy cập vào.

Khi truy cập vào đường link này, người dùng được yêu cầu tải ứng dụng nhưng không chuyển hướng về App Store như thông thường mà là một web khác có giao diện tương tự.

Sau khi tải về, ứng dụng đó mang tính chất chat chit, có nhân viên tư vấn. Nội dung là môi giới hẹn hò, mua bán mại dâm.

Một số trường hợp khi truy cập vào đường link của tin nhắn có nội dung tương tự lại được mời chào đầu tư tài chính. Ứng dụng yêu cầu truy cập danh bạ, cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng để làm hồ sơ...

Đây không phải lần đầu người dùng Việt Nam nhận được tin nhắn SMS lừa đảo kiểu này.

Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Bộ Công an phát hiện đường dây tội phạm xuyên quốc gia do người nước ngoài cầm đầu, chuyên phát tán tin nhắn lừa đảo.

Tang vật bị thu giữ. Ảnh: Công an cung cấp
Các thiết bị giả mạo trạm BTS. 

Kẻ chủ mưu sử dụng thiết bị sản xuất ở nước ngoài để làm giả trạm thu, phát sóng di động của doanh nghiệp viễn thông Việt Nam. Bộ thiết bị có thể giả mạo đầu số tin nhắn của cơ quan, tổ chức.

Khi thu thập được thông tin thuê bao di động, mỗi ngày chúng phát tán từ 40.000 - 80.000 tin nhắn trên mỗi bộ thiết bị.

Lực lượng chức năng cũng tiến hành thanh tra đột xuất việc lắp đặt, sử dụng trạm phát sóng di động (trạm BTS) trái pháp luật đối với 3 đối tượng trên địa bàn TP Hồ Chí Minh.

Vụ việc có mức độ sai phạm lớn, có khả năng gây ra ảnh hưởng, tác hại nghiêm trọng do những tin nhắn giả mạo từ các cơ quan nhà nước, ngân hàng, giả mạo thuê bao di động của các tổ chức, cá nhân với mục đích để lừa đảo người dân; phát tán tin nhắn chống phá Nhà nước, gây bất ổn an ninh, chính trị...

Các đối tượng sử dụng phương thức, thủ đoạn tinh vi, thiết bị nhỏ gọn, thường xuyên thay đổi vị trí, địa điểm phát tán hoặc có thể dễ dàng mang theo khi di chuyển trên các phương tiện vận tải.

Do đó việc xác định đối tượng, vị trí thực hiện hành vi vi phạm là hết sức khó khăn.

Nâng cao cảnh giác tránh bị sập bẫy

Ông Ngô Minh Hiếu, chuyên gia kỹ thuật tại Trung tâm Giám sát và An toàn không gian mạng Quốc gia cho biết, đây là trang nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Các tin nhắn cũng thường xuyên thay đổi thông tin nguồn gửi thành các tên như "Gai goi, Hen ho...".

Những tin nhắn này được gửi đi từ các thiết bị phát sóng di động giả mạo (IMSI Catcher/SMS Broadcaster). Kẻ xấu có thể mua bán loại thiết bị này để phát tán tin nhắn lừa đảo mà không cần thông qua mạng viễn thông di động.

Theo ông Hiếu, sau khi truy cập, trang web lừa đảo có thể yêu cầu người dùng cung cấp tên đăng nhập, tài khoản ngân hàng hoặc các thông tin như OTP để chiếm đoạt tài sản.

Chẳng hạn, dạng tin nhắn lừa đảo tương tự trước đây đến từ tên người gửi "Sacombank", "TPBank" với nội dung yêu cầu người dùng truy cập trang web để hủy giao dịch hoặc cập nhật mật khẩu tài khoản ngân hàng...

Nhiều người liên tục nhận được tin nhắn mời gọi. Ảnh: Trang Hà
Nhiều người liên tục nhận được tin nhắn mời gọi.

Trước thực trạng trên, Bộ Thông tin và Truyền thông khuyến cáo người dân khi nhận được các tin nhắn yêu cầu cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng, tin nhắn có nội dung chứa các đường liên kết (link), tin nhắn của từ số điện thoại của người thân hỏi vay tiền... thì không nên thực hiện theo yêu cầu của các tin nhắn này hoặc ấn vào các link trên tin nhắn để đề phòng bị kẻ xấu lừa đảo.

Đồng thời yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông, các cá nhân, tập thể khi phát hiện có đối tượng lắp đặt thiết bị điện tử lạ, nhất là tại khu vực có mật độ dân cư đông đúc, cần kịp thời thông báo các cơ quan chức năng khác để kịp thời phát hiện, ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật.

Bộ cũng sẽ tiếp tục phối hợp với các đơn vị chức năng, các cơ quan, đơn vị nghiệp vụ thuộc Bộ Công an, các doanh nghiệp viễn thông triển khai và quét, phát hiện các trạm phát sóng di động giả mạo trạm phát sóng của các doanh nghiệp viễn thông để xử lý theo quy định của pháp luật.